Valentine's Day Wallpapers 2016

Ông chủ của Suning Group là tỷ phú giàu thứ 403 thế giới Zhang Jindong với tổng tài sản hiện khoảng 4,1 tỷ USD.

 Xem thêm: Thau bể nước ở hà nội


Sau thông tin về việc người anh em cùng thành Milan là AC Milan có thể về tay một tập đoàn Trung Quốc thì hôm qua, Inter Milan cũng chính thức đổi chủ. Theo đó, tập đoàn Suning Group đã mua lại 69% cổ phần của Inter Milan để trở thành tân chủ nhân của đội bóng giàu truyền thống hàng đầu nước Ý. Mức giá chuyển nhượng cho phi vụ này lên tới 270 triệu EUR.
Như vậy, với việc sở hữu gần 70% cổ phần tại Inter Milan, tỷ phú 41 tuổi Zhang Jindong đã trở thành ông chủ của hai đội bóng, trong đó có một câu lạc bộ tại quê nhà là Jiangsu Suning. Trước đó, khi mua được Jiangsu Suning vào năm 2015, tỷ phú này cũng đã vung tiền tấn để đưa về đây những ngôi sao hàng đầu thế giới. Hai thương vụ nổi bật nhất là bỏ 32 triệu EUR để đưa về Alex Teixera từ Shakhtar Donetsk và Ramires từ Chelsea với giá 31 triệu EUR trên thị trường chuyển nhượng mùa đông vừa qua.
Suning Group là công ty tư nhân với 100% vốn đều thuộc sở hữu của tỷ phú Zhang Jindong - người giàu thứ 403 thế giới (theo xếp hạng của Forbes) với tổng tài sản hiện khoảng 4,1 tỷ USD. Tỷ phú năm nay 53 tuổi, đã kết hôn và có 2 con. Người con lớn nhất sinh năm 1992, định cư tại Ý.
Zhang Jindong sinh ra và lớn lên tại tỉnh An Huy, theo học đại học tại Nam Kinh và tốt nghiệp ngành Văn học Trung Quốc năm 1984. Sau khi ra trường, ông làm việc tại một xưởng vải của công ty Haowei Group từ năm 1985 đến 1989. Năm 1990, ông và anh trai Zhang Guiping mở shop bán điều hòa và thiết bị điện ở phố Ninh Hải, Nam Kinh.
Không bao lâu sau, Zhang Guiping tách riêng để kinh doanh bất động sản, còn Zhang Jindong phát triển cửa hàng lên thành công ty. Công ty ban đầu lấy tên Suning Appliance, sau đó đổi thành Suning Group vào tháng 3/2013. Zhang Jindong giữ vị trí Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn này.
Đến nay, sau hơn 25 phát triển, công ty này vẫn tập trung kinh doanh mảng bán lẻ thiết bị điện, trở thành công ty bán lẻ lớn thứ hai tại Nam Kinh với 13.000 nhân viên và có 1.600 cửa hàng tại 700 thành phố của Trung Quốc, Hong Kong và Nhật Bản.
Tỷ phú Zhang Jindong, ông chủ mới của Inter Milan. Ảnh: Forbes.
Tháng 8/2015, Alibaba đề nghị chi 4,6 tỷ USD để mua 20% cổ phần của Suning Group. Cũng lúc này, tập đoàn của tỷ phú Zhang Jindong cho biết sẽ bỏ ra khoảng 2,28 tỷ USD để mua gần 28 triệu cổ phiếu của Alibaba. Sau khi thương vụ kết thúc, Suning sở hữu 1,1% vốn của Alibaba, trong khi Alibaba trở thành cổ đông lớn thứ hai của ông lớn bán lẻ Nam Kinh vào tháng 1/2016.
Năm 2009, doanh thu của Suning Group mới chỉ đạt 2,7 tỷ USD, nhưng đến năm 2012, con số đã là 16,2 tỷ USD và tăng lên 20,6 tỷ USD năm 2015. Điều mang lại thành công cho Suning Group, theo Zhang Jindong, là cách làm việc đẩy mọi nhân viên tới giới hạn.
Ling Guosheng - một phó giám đốc của Suning Group - leo lên được vị trí quản lý cao cấp này chỉ sau 2 năm làm việc tại công ty, dù xuất phát điểm của ông chỉ là một nhân viên quèn. Ling lọt vào mắt xanh của Zhang Jindong khi ông bán được 2.000 chiếc điều hòa trong một ngày - con số được xem là kỷ lục chưa từng bị phá vỡ ở Suning Group.
"Khi đến Thượng Hải, tôi đã thề rằng nếu Suning Group không mở được cửa hàng khắp thành phố này, tôi sẽ nhảy cầu Hoàng Phố. Trong suốt 10 năm qua, tôi chưa từng có một ngày nghỉ", Ling Guosheng nói. Đáp lại, Zhang Jindong cười mà rằng, ở đây, Ling mới là ông chủ thực sự, còn mình chỉ là một con rối.
Nhân viên của Zhang Jindong nhận xét ông là người khó nắm bắt. Với người ngoài, Zhang Jindong mang lại cảm giác thân thiện, thoải mái, thậm chí khá hài hước. Nhưng với những nhân viên của Suning, Zhang lại vô cùng thận trọng, tỉ mỉ. Ông đặt mục tiêu khó khăn cho nhân viên của mình và ít khi khen ngợi.
"Best Buy vào Trung Quốc cũng không làm tôi sợ. Vì sao ư? Vì cung cách làm việc của họ theo kiểu Tây, chỉ 8 giờ một ngày. Ở Suning, nhân viên thường làm việc tới 20 giờ mỗi ngày", Zhang Jindong từng cười nói như vậy khi trả lời phóng viên The Telegraph.
Việc mua được đội bóng thành Milan được xem là bước tiến lớn của Suning Group ra thị trường thế giới. Theo ông chủ Zhang Jindong, thành công này khiến vị tỷ phú "sung sướng và phấn khích", thực hiện được bước đầu của kế hoạch biến Suning Group "trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp thể thao trong 5 năm tới".
Xem thêm : hút bể phốt tại hà nội

Theo tri thức trẻ

Vừa qua, Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund II (MEF) vừa có thông thoái bớt tỷ lệ nắm giữ tại Thế giới Di động từ 32,5% xuống còn 25,8%.  Thu nhập từ số cổ phần vừa bán cộng với số cổ tức đã nhận gấp 11 lần so với giá trị đầu tư ban đầu.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống Thế giới di động bao gồm công ty mẹ là CTCP Đầu tư Thế giới Di động có trụ sở chính tại Bình Dương. Công ty này sở hữu 2 công ty con là CTCP Thế giới di động, đơn vị trực tiếp quản lý chuỗi 230 cửa hàng thiết bị di động trên toàn quốc. Dienmay, công ty thành viên thứ 2 hiện có 12 cửa hàng thiết bị điện tử gia dụng, tập trung ở phía nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Các sáng lập viên và Mekong Capital chủ yếu nắm cổ phần tại công ty mẹ, tức CTCP Đầu tư Thế giới Di động.
Theo số liệu CafeBiz có được, CTCP Đầu tư thế giới Di động có vốn điều lệ hơn 105 tỷ đồng. Với tỷ lệ nắm giữ 25,84% thì Mekong Capital vẫn là cổ đông lớn nhất.
5 cổ đông sáng lập nên Thế giới di động gồm các ông Trần Lê Quân, Nguyễn Đức Tài, Đinh Anh Huân, Điêu Chính Hải Triều và Trần Huy Thanh Tùng hiện nắm giữ 51,26% cổ phần. Trong đó, Chủ tịch HĐQTNguyễn Đức Tài nắm 18,8% và Tổng giám đốc Trần Lê Quân nắm 14,6% cổ phần.
Khi Mekong Capital thoái bớt 1 phần vốn thì 5 cổ đông sáng lập trên cũng bán đi hơn 12% cổ phần.
CTCP Thế giới Di động - Công ty con – cũng đang nắm 1,6% cổ phần của công ty mẹ.
Cùng với việc các cổ đông lớn thoái một phần vốn thì HĐQT của CTCP Đầu tư thế giới có thêm một thành viên mới là ông Robert Willett. 
Ông Willett hiện là Chủ  tịch Công ty MetaPack tại Châu Âu,  hành viên Hội Đồng Quản Trị Công ty  LightHaus Logic tại Canada và Thành viên Hội Đồng Quản Trị Công ty  Occa Home tại Châu Âu. 
Ông Willett trước đây từng là Tổng Giám Đốc của Công ty  BestBuy International,  nơi ông đã phát triển thành công mảng bán lẻ  điện thoại di động của BestBuy tại Mỹ.
Theo số liệu của Trung tâm thông tin tín dụng CIC, năm 2011, CTCP Thế giới di động đạt 5.310 tỷ đồng doanh thu và 165 tỷ đồng LNST, vốn chủ sở hữu đạt xấp xỉ 300 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2011 của một số doanh nghiệp điện tử, điện máy
Theo Trí thức trẻ

eBay vừa đón sinh nhật 20 tuổi vào ngày 1/9 năm qua. Chặng đường từ xuất phát điểm khiêm tốn cho tới khi trở thành một “gã khổng lồ” đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của ngôi chợ trực tuyến này.

Xem thêm : Dịch vụ hút bể phốt 


Cái tên eBay đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng có những sự thật thú vị về kênh đấu giá online này không phải ai cũng biết.
Tên gọi đầu tiên: AuctionWeb
Ebay được lập ra vào ngày 3/9/1995 bởi Pierre Omidyar - một chuyên gia lập trình máy tính. Ban đầu, đây chỉ là một “đứa con” yêu thích trong danh mục trang web cá nhân của anh với cái tên đúng như chức năng của nó: web đấu giá. Đến năm 1997, Auction Web mới đổi tên thành Ebay.
Mặt hàng đầu tiên được bán trên eBay là chiếc điều khiển... bị hỏng
Omidyar chạy thử eBay bằng cách “rao bừa” một thiết bị điều khiển trình chiếu laser với giá 14,83 USD để thử nghiệm.
Khi biết có người đã mua, Omidyar ngay lập tức liên hệ với vị khách hàng đầu tiên này để thông báo rằng nó bị hỏng. Thật bất ngờ, anh nhận được phản hồi: “Không sao, tôi là nhà sưu tập những thiết bị laser hỏng”.
eBay là tên... bất đắc dĩ
Tiền tố “e” được gắn với rất nhiều thuật ngữ của internet như e-mail, e-commerce hay e-gaming nên ngay từ đầu, đó không phải là lựa chọn để đặt tên của eBay.
Đội ngũ tư vấn của Omidyar đã cố gắng đăng kí tên miền echobay.com nhưng không may, nó lại trùng với tên của công ty khai thác mỏ Echo Bay Mines. Vì vậy, cái tên eBay ra đời.
Giá cổ phiếu hiện tại gấp 84,5 lần kể từ lần đầu phát hành
eBay lên sàn tháng 9/1998 với giá IPO là 18 USD/cổ phiếu. Mặc cho ảnh hưởng từ bong bóng dotcom, eBay vẫn là một đế chế hùng mạnh.
Theo số liệu từ Bloomberg, giá cổ phiếu hiện tại tăng 84,5 lần so với giá lần đầu phát hành. Điều đó có nghĩa, nếu bạn đầu tư 1.000 bảng Anh vào eBay năm 1998, đến nay, bạn đã có thể sở hữu 84.000 bảng Anh.
Doanh số bán hàng trên eBay vượt xa GDP của Cuba
Năm 2014, theo báo cáo hàng năm của eBay, các giao dịch đem về tất cả 82,95 tỷ USD. Chỉ có 62 nền kinh tế lớn hơn mức này. Doanh số thu được từ thị trường eBay lớn hơn cả GDP của Cuba, Libya và Croatia.
Mặt hàng đầu tiên được bán ở Anh là CD của ban nhạc Scorpions
eBay.com.uk bắt đầu hoạt động năm 1999, tức 4 năm sau khi eBay xuất hiện tại thị trường Mỹ. Sản phẩm đầu tiên được bán tại đây là CD “You & I” của ban nhạc Rock đến từ Đức Scorpions với giá 2,89 bảng Anh.
Người Anh là khách hàng đông đảo nhất trên Ebay
Mặc dù đến thị trường Anh khá muộn, eBay vẫn có được sự đón nhận nồng nhiệt từ quốc gia này. Trên 19 triệu người Anh “lướt” eBay mỗi tháng và tỷ lệ mua sản phẩm nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Món hàng đắt nhất được bán là một siêu du thuyền
Năm 2006, tỷ phú người Nga Roman Abramovich mua du thuyền Gigayacht với giá 168 triệu USD – mức giá cao kỉ lục của eBay cho tới nay. Với chiều dài hơn 123m, du thuyền này có 2 phòng VIP, một cabin cho trẻ em, phòng tập thể dục, phòng chiếu phim, spa, thang máy và sân đỗ trực thăng.
Phần lớn sản phẩm được bán với giá cố định
Mặc dù là một website đấu giá nhưng phần lớn hàng hóa trên eBay bán với giá cố định (mua ngay). Theo nghiên cứu năm 2013, chỉ có 15% số sản phẩm được bán là qua đấu giá.
Sinh vật mới được phát hiện nhờ eBay
Năm 2006, một người đến từ Montana, Mỹ đã rao bán một con nhím biển lạ lấy từ biển Thái Bình Dương trên eBay. Sau đó, nhà nghiên cứu Simon Coppard đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên đã khẳng định đây là một loài sinh vật biển hoàn toàn mới và đặt tên là Coelopleurus.
Người dùng truy cập eBay trung bình 4 ngày 1 lần
Ngoài ra, thời gian người dùng lên web còn được ước tính: trên 1 giờ/tháng, gấp 3 lần so với top 100 website bán lẻ của Mỹ. Riêng tại Mỹ, khách hàng truy cập vào eBay 7 lần/tháng và khoảng 75 phút mỗi tháng.
800 triệu mặt hàng được rao bán cùng lúc
eBay không công bố số lượng hàng được bán hàng năm, nhưng có tới 800 hàng hóa được rao bán cùng một lúc trên trang web này, đem về khoảng 2.556 USD mỗi giây.
Các mặt hàng bói toán, tâm linh bị cấm
Nước thánh, bùa yêu, thậm chí là các ứng dụng, trò chơi, ebook liên quan tới ma thuật bói toán không được phép đưa vào danh mục sản phẩm của eBay để tránh hậu quả phát sinh. Trước khi quy định này được áp dụng, từng có trường hợp một người phụ nữ bán đấu giá linh hồn của mình với giá 2.000 USD.
Không chỉ bán đấu giá
Ngoài việc là một kênh bán đấu giá online, eBay cũng sở hữu những thương hiệu nổi tiếng như hãng môi giới vé trực tuyến StubHub, Skype (sau đó bán lại cho Microsoft), Paypal...
Nên duyên nhờ eBay
Một cặp đôi người Anh đã kết hôn năm 2007, chỉ 3 tháng sau khi gặp nhau nhờ eBay. David Jones đã mua một cặp chim cảnh từ Cheryl Pipes thông qua eBay. Qua những cuộc trao đổi trên internet, họ đem lòng yêu nhau trước khi gặp mặt.
New Zealand từng được rao bán
Thị trấn California của Bridgeville, bảng hiệu Hollywood chính gốc, đảo Thatch Cay (quần đảo Virgin, Mỹ) và không ít các địa điểm khác được bán thành công trên eBay.
Thậm chí, tháng 5/2006, từng có một người đàn ông Úc rao bán... nước New Zealand với giá khởi điểm 1 xu. Sau đó, mức giá đẩy lên tới 3.000 USD. Tất nhiên, ý tưởng này chỉ là một trò đùa và sau đó bị eBay dẹp bỏ.
NASA từng mua trên eBay
Một trong những điều tuyệt vời của kênh đấu giá này là bạn có thể tìm được những sản phẩm độc, lạ, quý hiếm. NASA đã từng vào eBay để tìm mua những linh phụ kiện đã ngưng sản xuất và khan hiếm trên thị trường.
eBay cũng có một cửa hàng “offline”
Năm 2011, eBay mở một cửa hàng pop-up tại London. Thực chất, nó giống như một showroom trưng bày sản phẩm, bạn không thể mua hàng hóa về. Khách hàng tới đây sẽ quét mã code trên smartphone của họ để được đưa tới danh sách hàng hóa của eBay.
James Blunt từng rao bán... chị gái trên eBay
Nam ca sĩ You’re beautiful  là một tín đồ mua sắm qua mạng. Một lần, biết chị gái muốn tới Ireland để dự đám tang nhưng không thể, anh đã lên eBay và... đấu giá chị mình, kêu gọi các anh hùng ra tay cứu giúp.
Người thắng cuộc có một chiếc máy bay trực thăng và đã chở chị của Blunt tới đám tang ở Ireland. Bất ngờ hơn, họ kết hôn với nhau không lâu sau đó.
Từng có người bán... sỏi thận

Đó chính là diễn viên William Shatner. Viên sỏi thận này được mua với giá 25.000 USD bởi sòng casino trực tuyến Goldenpalace.com vào năm 2006. Hành động này của Shater là để gây quỹ từ thiện.
Theo Tri thức trẻ

Ngoài điểm chung rằng họ đều là đại gia thương mại điện tử tại thị trường của mình, các phương diện khác đều hoàn toàn khác biệt.

Xem thêm : Dịch vụ thông tắc cống


Đại gia thương mại điện tử Trung Quốc - Alibaba đã đạt doanh thu vượt dự báo trong quý I năm nay, khi tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo công bố cuối tuần trước. Đà tăng kỷ lục của họ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, bất chấp kinh tế Trung Quốc đang ì ạch.
Tuy nhiên, cổ phiếu Alibaba lại mất gần 9% trong 12 tháng trở lại đây. Trong khi đó, đối thủ tại Mỹ của họ - Amazon lại tăng 55%.
Sự giống nhau của 2 công ty này có lẽ chỉ nằm ở việc họ đều là đại gia thương mại điện tử tại mỗi nước. Còn những phương diện khác thì hoàn toàn khác biệt.
1. Alibaba bán quảng cáo, Amazon bán sản phẩm
Amazon thành lập năm 1995 và là ngôi sao trong đợt bùng nổ công ty Internet đầu tiên trên thế giới. Mô hình hoạt động của họ hoàn toàn trực tuyến. Ba phần tư doanh thu Amazon đến từ bán thiết bị điện tử và các loại hàng hóa nói chung. Chỉ 23% là đến từ cung cấp các nội dung kỹ thuật số.
Ví dụ như Amazon Prime - gói thuê bao hàng năm cho phép người dùng tiếp cận các nội dung trực tuyến, cũng như giảm giá vận chuyển cho khách hàng. Một phần doanh thu đến từ các bên thứ 3 bán hàng trên Amazon, mà hãng nhận dưới dạng tiền hoa hồng.
Trong khi đó, mô hình của Alibaba là điều hành nhiều website thương mại điện tử nhằm vào các đối tượng người bán khác nhau. Tổng cộng, các website này có 423 triệu người mua và đóng góp 80% thị phần thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Trái lại, môi trường tại Mỹ đông đúc hơn, nên Amazon chỉ đóng góp 30% thị phần trong nước. Theo cách nhìn này, hãng còn nhiều khả năng phát triển. Tăng hiện diện trong nước hoặc nước ngoài có thể là con đường khá dễ dàng. Dịch vụ Amazon Prime cũng đang chứng tỏ là một động cơ tăng trưởng.
Website lớn nhất trong hệ thống của Alibaba - Taobao là chợ điện tử miễn phí, kết nối người bán và người mua, tương tự eBay nhưng không có hoạt động đấu giá. Alibaba lấy doanh thu từ việc bán quảng cáo và kết quả tìm kiếm. Theo cách này, mô hình của họ khá giống PageRank của Google.
Tốc độ phát triển gần đây của Alibaba chủ yếu dựa trên tăng trưởng mua sắm qua di động, với giá trị mua hàng hơn 2 tỷ USD quý trước - tăng gần 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty này cũng đang mở rộng thị trường sang các thành phố lớn của Trung Quốc và các vùng nông thôn.
Dù kinh tế Trung Quốc còn nhiều dấu hiệu trì trệ, Alibaba vẫn nhận thấy tăng trưởng trong tiêu dùng. Việc này không hề mâu thuẫn, nếu xem xét trên góc độ người bán. Khi tiêu dùng qua các kênh truyền thống co lại, người bán chuyển sang các nền tảng của Alibaba để tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn, cả tại Trung Quốc và thế giới.
2. Lợi nhuận kinh doanh và giá cổ phiếu không đi kèm với nhau
Rất nhiều nhà đầu tư sẽ hỏi: Vậy tôi nên mua cổ phiếu Alibaba hay Amazon? Alibaba có vẻ lợi nhuận cao hơn, nhưng đang gặp khó do cải cách kinh tế trong nước và khó tìm khách hàng mới. Trong khi đó, Amazon đạt lợi nhuận ròng gần 600 triệu USD trong tài khóa 2015. Nhưng chính kỳ vọng vào thành công của hãng này đã đẩy cổ phiếu lên quá cao. 
Cổ phiếu Amazon đã tăng gần 60% trong 12 tháng qua, chủ yếu nhờ đà tăng cuối tháng 4, sau khi công bố lợi nhuận quý I vượt dự báo. Trong khi đó, Alibaba và S&P 500 đều đi xuống. Lợi nhuận của Alibaba giảm nhẹ so với ước tính của giới phân tích.
Trên CNBC, nhà đầu tư nổi tiếng bán khống - Jim Chanos thì vẫn giữ nguyên lập trường bán của ông với Alibaba: "Chỉ đơn giản là chúng ta không thể hiểu họ lời lãi hay thua lỗ đến đâu".
Theo VNexpress

Ông chủ Amazon luôn dẫn đầu danh sách những CEO kiếm tiền giỏi nhất, tiếp sau là nhiều tên tuổi châu Á.

Xem thêm : Tìm hiểu về thau rửa bể nước 


Bắt đầu từ garage gia đình, Bezos đã vươn lên thành tỷ phú nhờ việc mua bán các món đồ trực tuyến và hình thành hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Trong cuộc sống cá nhân, Bezos vui tính và hay cười. "Tôi là người hạnh phúc. Vợ tôi vẫn nói, nếu Jeff tỏ ra không vui, chỉ cần đợi thêm 5 phút nữa", CEO của Amazon đùa trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes. Năm 2015 là thời điểm thành công rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Amazon với doanh thu gần 110 tỉ USD. Họ vượt qua đại gia Wal-mart để trở thành hãng bán lẻ lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Cùng sự lớn mạnh như vũ bão của dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services, cổ phiếu của hãng này tăng tới 210% sau một năm, đưa tài sản ròng của Bezos gia tăng mạnh mẽ.


Từ một cựu giáo viên tiếng Anh, Jack Ma chuyển sang kinh doanh khi thành lập sàn thương mại trực tuyến Alibaba năm 1999 với 60.000 USD. Hiện Alibaba là hãng thương mại điện tử số một Trung Quốc. Jack Ma được coi là Jeff Bezos của đất nước đông dân nhất thế giới. Năm 2014, Alibaba trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu với giá trị IPO lớn nhất thế giới: 25 tỉ USD. Jack Ma đang là người giàu thứ 2 Trung Quốc. Tham vọng của Jack Ma là tiếp tục đưa Alibaba phát triển lớn mạnh trong vòng ít nhất là 102 năm nữa


Ban đầu, Pierre Omidyar tạo ra eBay chỉ để giúp bạn gái bán một bộ sưu tập kẹo. Nhưng 17 năm sau, nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị vốn hóa lên tới 56 tỷ USD và mang về cho Omidyar 6,7 tỉ USD tài sản. Pierre Omidyar hiện là người giàu nhất Hawaii và sống trong một biệt thự sang trọng tại Honolulu. Ông cũng đã nghỉ hưu từ lâu và cam kết dành 90% tài sản làm từ thiện sau khi chết.


Năm1997, Hiroshi Mikitani cùng một số người bạn của mình lập ra Rakuten với 250.000 USD. Hiện trang web này đã trở thành một đại siêu thị ảo với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 13,5 tỉ USD. Với kết quả kinh doanh ấn tượng này, Rakuten luôn giữ vững ngôi vị website thương mại điện tử số một tại Nhật Bản. Công ty này cũng thuộc top 10 doanh nghiệp Internet lớn trên thế giới với doanh thu hàng năm 5 tỷ USD. Hiroshi nổi tiếng với những ý tưởng nhiều phá cách như cách mạng hóa tiếng Anh trong công ty. Kết quả, 90% số nhân viên  đã có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này. Đồng thời bản thân trang web thương mại Rakuten cũng thay da đổi thịt trở thành một thương hiệu mang tính chất quốc tế.


Ý tưởng mở website bán hàng online đến với Richard Liu - CEO hãng thương mại điện tử lớn nhì Trung Quốc - JD.com khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc năm 2003, khiến công ty bán sản phẩm quang - từ của anh phải đóng cửa. JD được thành lập một năm sau đó. Sau 10 năm, hãng hiện có 86 nhà kho, hơn 1.600 trạm vận chuyển và 214 điểm lấy hàng trên khắp Trung Quốc. JD cho biết họ hiện là website bán hàng trực tiếp qua mạng lớn nhất Trung Quốc về khối lượng giao dịch, với 46,5% thị phần trong nước. Richard Liu hiện có số tài sản hơn 6 tỉ USD. Ảnh: Bloomberg


Marc Lore cùng  anh bạn thân Vinit Bharara sáng lập doanh nghiệp bán trực tuyến sản phẩm dành cho bà mẹ và em bé Diapers.com. Tổng doanh thu đạt 89 triệu USD, phục vụ cho 550.000 khách hàng. Năm 2010, Marc Lore bán Diapers cho Amazon với giá 540 triệu USD. CEO này tiếp tục thành lập Jet.com, một startup bán lẻ trực tuyến vào tháng 7/2015. Trang bán hàng này vừa được đầu tư thêm 350 triệu USD, đưa trị giá lên 1,35 tỷ USD. Nó hứa hẹn sẽ được định giá tối thiểu 2 tỉ USD, đủ sức cạnh tranh với Amazon và Walmart. Ảnh: Angel Chevrestt.

Thành công có được hôm nay đến với Jack Ma sau 2 lần trượt đại học, 10 lần bị Harvard từ chối, 30 lần xin việc thất bại và những khi không thể gọi vốn cho Alibaba.



Ông chủ Alibaba năm nay 51 tuổi và có 23,8 tỷ USD, theo Forbes. Năm ngoái, ông cũng làm IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) lớn nhất thế giới cho đại gia thương mại điện tử này. Tuy nhiên, Jack Ma từng chỉ kiếm được 12 USD một tháng khi còn làm giáo viên tiếng Anh.

Xuất phát điểm của ông khá thấp. Vì thế, thành công của ông hôm nay được đánh giá rất ấn tượng. Ông từng thất bại rất nhiều lần. Mức độ và tần suất của chúng còn hơn rất nhiều người trên thế giới.
Theo Entrepreneur, dưới đây là 7 thất bại lớn của Jack Ma và cách ông giữ được sự lạc quan trước chúng.
1. Không bỏ cuộc vì thi trượt ở trường
Jack Ma không phải là một học sinh giỏi. Trên thực tế, ông học cấp 2 cũng vất vả. "Tôi trượt một bài thi quan trọng hồi tiểu học 2 lần. Trượt bài thi vào cấp 2 ba lần. 2 lần trượt Đại học nữa", ông cho biết.
Nhưng Jack Ma không phải trường hợp duy nhất. Rất nhiều vĩ nhân, như Albert Einstein, Winston Churchill và Abraham Lincoln đều rất chật vật khi đi học. Nhưng rồi họ đều làm được những điều lớn lao.
2. Chỉ được 1/120 điểm Toán thi Đại học
Trượt là một chuyện. Được chưa đầy 1% số điểm khi thi Đại học là chuyện hoàn toàn khác. Và không phải vì ông không có thời gian chuẩn bị. Đến tận hôm nay, Jack Ma vẫn gặp rắc rối với các phép tính, dù Alibaba là một hãng công nghệ.
Ma từng nói: "Tôi làm toán không giỏi, chưa bao giờ học quản trị và vẫn chưa đọc được báo cáo tài chính".
Nhưng ông chẳng cần phải giỏi toán để thành tỷ phú. Ông còn chưa bao giờ nghe thấy từ "máy tính" khi còn đi học.
3. Không nản lòng khi bị Harvard từ chối 10 lần
Bị Harvard từ chối không phải điều đáng ngạc nhiên. Mà là ông có can đảm gửi hồ sơ tới 10 lần. Điều này cho thấy Jack Ma là người rất kiên nhẫn. Ông cũng nộp hồ sơ vào Đại học Sư phạm Hàng Châu, và sau này trở thành giáo viên môn Tiếng Anh.
4. Vẫn lạc quan dù bị 30 công ty từ chối
Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông nộp hồ sơ xin việc vào 30 công ty khác nhau, và đều bị từ chối. Ông thậm chí nộp đơn làm cảnh sát. Nhưng họ chẳng mất đến một ngày để trả lại chỉ với vài từ giải thích: "Không đủ tiêu chuẩn".
Rất may là Jack Ma luôn luôn cố gắng. "Hôm nay rất khắc nghiệt, ngày mai còn khắc nghiệt hơn. Nhưng ngày kia sẽ tươi sáng", ông nói.
5. Là ứng viên duy nhất trong số 24 người bị KFC loại
Ông cho rằng việc này phần lớn do mình không có ngoại hình và chiều cao. Vợ ông - Zhang Ying thì không quan tâm tới điều đó.
"Ông ấy không phải người đẹp trai. Nhưng tôi cảm mến vì ông ấy làm được rất nhiều việc mà những người đẹp trai không thể", bà nói.
6. Không thể thuyết phục Thung lũng Sillicon đổ vốn cho Alibaba
Kể cả sau khi thành lập Alibaba, ông vẫn phải chịu nhiều thất bại. 3 năm đầu, công ty không có lãi.
Ban đầu, họ đã mở rộng quá nhanh và gần như sụp đổ khi bong bóng dot com vỡ vụn. Alibaba cũng từng có thời điểm suýt phá sản.
Jack Ma từng nói: "Tôi gọi Alibaba là 1.001 sai lầm".
7. Nói với 18 nhà đầu tư của Alibaba rằng họ không được làm lãnh đạo
Một trong những quyết định tài chính sai lầm nhất mà CEO này từng mắc là nói với 18 đối tác (rót tổng cộng 60.000 USD cho Alibaba), rằng họ sẽ không thể thăng tiến lên chức lãnh đạo. Thay vào đó, kế hoạch của ông là đi thuê ngoài.
Ông thừa nhận đây là sai lầm lớn nhất. "Bài học mà tôi rút ra được từ những ngày đen tối tại Alibaba là phải truyền giá trị, sức sáng tạo và tầm nhìn cho nhóm của mình", ông nói.
Jack Ma là câu chuyện vượt khó điển hình. Tài sản của ông không ấn tượng bằng sự kiên nhẫn. Ông đã chứng minh rằng chẳng có thất bại nào (bất kể tần suất, mức độ) có thể ngăn người ta đạt được ước mơ - "Nếu không bỏ cuộc, bạn sẽ vẫn có cơ hội. Bỏ cuộc chính là thất bại lớn nhất".
Theo Vnexpress

Trận chiến trên thị trường bán lẻ tăng tốc khi "tân binh" Vinmart thuộc Vingroup tung chiêu hạ chiết khấu về 0% trong 1 năm cho thực phẩm tươi sống, giữa lúc người cũ Big C bị “tố” nâng chiết khấu, chèn ép nhà sản xuất.

Xem thêm : Hướng dẫn vệ sinh bồn inox đúng cách 


Theo Cafef



Được tạo bởi Blogger.
Hide
X